Người xưa có câu: “An cư lạc nghiệp” để khẳng định sự quan trọng của ngôi nhà trong cuộc đời mỗi con người. Xây nhà là một trong những việc lớn của đời người nên gia chủ cần chuẩn bị kỹ những điều cơ bản sau trước khi xây nhà để có được ngôi nhà ưng ý nhất. Trên đây là kinh nghiệm chuẩn bị trước khi xây nhà gia chủ cần nắm vững. Tham khảo tại đây.
Kinh nghiệm chuẩn bị trước khi xây nhà cho gia chủ làm nhà lần đầu
1. Kinh phí
Ngôi nhà thường là tài sản có giá trị nhất đối với quan niệm của người Việt Nam. Vì thế, muốn xây dựng một ngôi nhà khang trang rộng rãi đúng như mong muốn của bạn, điều đầu tiên trong câu hỏi “Cần chuẩn bị gì trước khi xây nhà” chính là kinh phí.
Kinh phí chính là cốt lõi, là nền tảng để tạo nên một ngôi nhà trong tương lai. Thông thường, người dân Việt Nam thường có quan niệm làm việc và tiết kiệm tiền để xây nhà. Đồng nghĩa với điều đó, chúng ta hiểu rằng phải chuẩn bị một số tiền nhất định nếu muốn xây dựng một ngôi nhà mới.
Vì thế, nếu có kế hoạch làm nhà vào thời gian tới, bạn phải bắt đầu chuẩn bị kinh phí cho ngôi nhà mới ít nhất khoảng 3 – 4 tháng, đôi khi là 4 – 5 năm và dự trừ những khoản tiền thiếu mình có thể tìm ai để hỗ trợ (người thân, bạn bè hay vay ngân hàng). Nếu không dự trù và chuẩn bị được kinh phí, bạn có thể bạn sẽ phải dừng lại công trình của mình. Trên thực tế, đã có rất nhiều gia đình không đủ tiềm lực về kinh tế để xây một ngôi nhà caoo tầng khang trang nhưng vẫn bắt tay vào thực hiện để rồi công trình bị dang dở và phải rất lâu sau mới hoàn thiện được.
Do đó, gia đình bạn hãy cùng ngồi lại để hoạch định những khoản chi cần thiết cho một ngôi nhà bao gồm: vật liệu xây dựng, công nhà thầu, kĩ sư giám sát công trình và kiến trúc sư (nếu có), nội thất trang trí nhà,… và một khoản phát sinh cho công trình.
2. Phong thủy
Phong thủy bao gồm những gì? Cơ bản nhất là tuổi làm nhà, hướng nhà hơp phong thủy. Đặc biệt là với một số gia đình kinh doanh, buôn bán. Có một số khác hàng không thực sự quá quan trọng vấn đề này, nhưng chúng tôi đưa vào vị trí thứ 2 vì trên thực tế, có rất nhiều trường hợp khác hàng quên tính toán trước khi thi công dẫn đến việc rất khó điều chỉnh phong thủy về sau, một số trường hợp còn phải phá bỏ một số phần của ngôi nhà để có hướng nhà phù hợp.
Theo quan niệm của người phương Đông: “Con người và các sinh thể sinh ra cũng mang trong mình một trường, gọi là trường nhân thể, ta thường gọi là điện sinh học, mỗi một sinh thể trường với mức độ mạnh yếu khác nhau, sẽ hợp với hướng trường của Trời – Đất không như nhau, người ta gọi là cung mạng. Với sự tác động thay đổi truyền dẫn của điện nhân thể bất cứ lúc nào bởi cảm ứng với từ trường quả đất hình thành sự tác động tương hỗ ảnh hưởng lẫn nhau sinh ra thuận hay nghịch, tốt hay xấu.
Trước hết, xác định tuổi qua năm tháng ngày sinh để tính toán cung hướng mạng cho từng người. Mỗi người đều có năm, tháng, ngày, giờ sinh của mình. Và mỗi năm đều có một sao quản vận. Sao quản vận chiếu mạng (theo Tam nguyên cửu vận) thì con người mang trường sinh mạng của sao đó. Theo hình đồ 9 sao phối 8 cung hướng của Bát quái (trùng với từ trường Nam Bắc của Trời – Đất và chia ra 8 hướng chính).
Cách phố biến nhất để xem tuổi làm nhà có phù hợp với năm dự định làm nhà hay không, chúng ta xem tuổi mụ có bị phạm Kim Lâu và Hoàng Ốc hay không, nếu phạm thì chúng ta có thể mượn tuổi khác để làm nhà không bị phạm và hợp với tuổi của gia chủ.
3. Chuẩn bị các thủ tục pháp lý
Để được phép xây dựng, phải đảm bảo đủ các điều kiện:
– Khu đất phải được công nhận về mặt pháp lý (GCNQSD đất hoặc GCNQSD đất và QSH tài sản gắn liền đất do CQNN có thẩm quyền cấp) và được cấp phép xây dựng.
– Trường hợp đất dự án thì phải được BDA cấp phép xây dựng dựa trên quy hoạch chi tiết 1/500 của toàn dự án đã được CQNN có thẩm quyền phê duyệt.
– Phải có hồ sơ thiết kế XPXD của đơn vị có tư cách pháp nhân & có chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế công trình
– Đối với nhà ở không thuộc đất dự án, sau khi có giấy phép xây dựng thì phải lập điểm báo xây dựng và báo cáo UBND phường sở tại kế hoạch xây dựng.
4. Kinh nghiệm chuẩn bị trước khi xây nhà: Chọn mua đất
Một mảnh đất đẹp phải hội tụ được các điều kiện:
– Môi trường sống tốt: dân trí cao, hạ tầng điện nước, đường sá đầy đủ, không gian thoáng mát, khu vực địa chất tốt, an ninh tốt, không quá xa nơi các thành viên trong gia đình đi học hay đi làm,…
– Đất có giá trị pháp lý: sổ hồng (sổ đỏ) hoặc các giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương.
– Hợp về mặt phong thuỷ. Chủ nhà nên chọn những mảnh đất phù hợp rồi định hướng được bố trí nội thất sao cho hợp phong thủy với mình và gia đình để mang lại sự hài hòa trong cuốc sống. Xem tài liệu tư vấn phong thủy.
5. Thiết kế
Nếu không có nhiều kinh phí, bạn không cần phải thuê khiến trúc sư và ngược lại, nếu muốn có một công trình kiến trúc đẹp mắt, độc đáo và khả năng chi trả của bạn cho phép thì hãy nhờ đến sự hỗ trợ của kiến trúc sư. Khi thiết kế ngôi nhà cho mình, bạn cần trả lời những câu hỏi: căn nhà của bạn gồm những phòng nào, cấu trúc của ngồi nhà ra sao, có những công trình phụ nào đi kèm căn nhà,… Từ các yếu tố cốt lõi đó, bạn sẽ nhanh chóng phác họa được căn nhà của mình trong đầu và hiện thực hóa nó bằng hình ảnh trên giấy hoặc trên phần mềm thiết kế điện tử.
Trên đây là kinh nghiệm chuẩn bị trước khi xây nhà bạn có thể tham khảo. Hẹn gặp bạn trong bài viết sau.